So sánh sơn tĩnh điện khô và sơn ướt
Hiện nay trên thị trường, người ta phân ra làm 2 loại công nghệ sơn, đó là sơn tĩnh điện khô và sơn ướt. Hai công nghệ này có điểm gì giống và khác nhau? Phương pháp nào là tốt nhất cho sản phẩm của bạn?… Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp các thắc mắc.
1. Sơn ướt
Sơn ướt được xem là cách nói tắt của loại sơn hai thành phần và là công nghệ sơn sử dụng dung môi. Trong đó, dung môi có thể là một chất lỏng/khí khác để tạo thành dung dịch có thể hòa tan một thể tích dung môi nhất định ở khoảng nhiệt độ quy định nào đó. Đặc biệt, hơi dung môi nặng hơn không khí nên có thể chìm xuống đáy, di chuyển ra một khoảng cách lớn mà không bị pha loãng nên khó tránh khỏi việc gây ô nhiễm môi trường.
Trong quá trình thi công sơn, lượng sơn dư thừa sẽ không thể thu hồi lại để tái sử dụng nên dễ gây tốn kém, chi phí đầu tư cao. Mặt khác, do sử dụng dung môi nên khó kiểm soát được lượng sơn bề mặt, điều này sẽ khiến cho lớp sơn không đều, chỗ dày chỗ mỏng và dễ bị bong tróc khi sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra, phương pháp sơn ướt chỉ nên sử dụng phủ theo một chiều, ngang hoặc dọc để tạo thẩm mỹ.
2. Sơn tĩnh điện khô
Sơn tĩnh điện khô còn được gọi tắt là sơn tĩnh điện hay sơn khô, sơn bột. Quá trình sơn này được Tiến sĩ Daniel (US Patent) phát minh vào năm 1945, chủ yếu được sử dụng cho việc phủ bề mặt kim loại. Hiện nay, công nghệ này đã có thể áp dụng cho các vật liệu khác và có khả năng cải thiện các nhược điểm của phương pháp sơn ướt.
Sơn tĩnh điện không mang chất lỏng, có thể tạo ra lớp phủ dày mà không bị chảy ở nhiệt độ cao, bề mặt lớp sơn mịn và đều. Khác với sơn ướt, sơn bột dư thừa trong quá trình sơn có thế được thu hồi lại toàn bộ một cách dễ dàng, có khả năng tái sử dụng. Đây là biện pháp sử dụng rất tốt cho việc tiết kiệm chi phí đầu tư sơn.
3. So sánh sơn tĩnh điện khô và sơn ướt
BẢNG SO SÁNH SƠN TĨNH ĐIỆN KHÔ VÀ SƠN ƯỚT
SƠN TĨNH ĐIỆN KHÔ | SƠN ƯỚT |
Không sử dụng dung môi | Sử dụng dung môi |
Tiết kiệm chi phí | Chi phí đầu tư sơn cao |
Có khả năng tái chế | Không có khả năng tái chế |
Không gây ô nhiễm môi trường | Gây ô nhiễm môi trường |
Độ bền cao, khó phai màu | Độ bền tương đối, dễ bong tróc thành từng mảng |
Màu sắc đa dạng | Màu sắc đa dạng |
Dùng chính cho các vật liệu kim loại, nhựa, thủy tinh… | Dùng được trên hầu hết các loại vật liệu |
Thời gian bảo dưỡng nhanh | Thời gian bảo dưỡng lâu hơn |
Dễ dàng làm sạch khi bột dính trên quần áo | Khó làm sạch |
Thank you for sharing your own story on this topic. It aids me connect more.