Quy trình sơn tĩnh điện

Quy trình sơn tĩnh điện

Quy trình sơn tĩnh điện được thực hiện qua 4 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị/xử lý bề mặt vật liệu trước khi sơn

Đọc hiểu tài liệu

Trước tiên các bạn cần phải đọc – hiểu tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng trước khi thực hiện quy trình sơn tĩnh điện của từng hãng sản xuất.
Kiểm tra các thông số kỹ thuật như: Hãng sơn, mã sơn, chủng loại, nhiệt độ sấy với mục đích chỉnh lại nhiệt độ lò sấy.

Kiểm tra bể xử lý hóa chất

quy trinh son tinh dien - Quy trình sơn tĩnh điện
Quy trình sơn tĩnh điện

Các bể hóa chất bao gồm:

1. Bể chứa hóa chất tẩy dầu mỡ.
2. Bể rửa nước sạch.
3. Bể chứa axit tẩy rỉ sét.
4. Bể chứa hóa chất Photphat.
5. Bể chứa hóa chất để định hình bề mặt sản phẩm.
6. Bể thụ động hóa sản phẩm.
Các bể này thường được xây dựng và phủ nhựa Composite.
Cần phải tiến hành kiểm tra hóa chất hàng ngày, xử lý hóa chất đúng quy trình và chất lượng.
Kiểm tra nồng độ hóa chất trong bể xử lý vào thời gian đầu giờ làm việc, nếu thấy thiếu phải thêm đủ.

Tiến hành xử lý làm sạch bề mặt vật liệu trước khi sơn:

Phân chia các vật liệu cần sơn tĩnh điện theo các tiêu chí như: chất liệu, màu sắc, đơn hàng.
Sắp xếp các sản phẩm sao cho sản phẩm không bị ép sát vào nhau, che khuất, không bị bí khí, dễ dàng thoát nước.
Sản phẩm sơn phải được đựng trong các lồng làm bằng lưới thép không gỉ.
Tuân thủ đúng thời gian ngâm không thừa và không thiếu. Trong thời gian ngâm sản phẩm trong bể hóa chất, phải nâng lên và hạ xuống ít nhất 2-3 lần.

Sấy khô vật liệu:

Sản phẩm sau khi xử lý, đưa ra bên ngoài để nước bên trong chảy hết ra ngoài, làm khô bằng quạt hoặc phơi nắng tự nhiên hay sử dụng lò sấy khô.
Lò sấy khô có chức năng chủ yếu là để sấy khô bề mặt sản phẩm để nhanh chóng đưa sản phẩm vào sơn.
Sản phẩm sau khi xử lý xong phải ở nơi khô thoáng, đảm bảo không bị nước hay hóa chất nhiễm vào.
Sản phẩm sau khi vệ sinh, chưa sơn cần phải che đậy kín đáo gọn gàng.

Bước 2: Phun Sơn

yvm1604308576 - Quy trình sơn tĩnh điện
Quy trình sơn tĩnh điện

Buồng sơn

Do đặc tính của sơn tĩnh điện là dạng sơn bột, nên khả năng bám dính lên bề mặt kim loại không cao
Mà nó thường phải là nhờ lực tĩnh điện. Chính vì vậy mà buồng phun sơn sẽ đóng vai trò là thu hồi bột sơn dư thừa để tái sử dụng.

Xếp sản phẩm vào buồng sơn

Để thực hiện quy trình phun sơn tĩnh điện tất cả các sản đều phải được kiểm tra: Bề mặt cơ khí, móc treo, bề mặt xử lý hóa chất, … và những yếu tố cơ bản khác.
Dùng khí nén xịt sạch bề mặt sản phẩm theo hướng ra ngoài
Vị trí móc treo sản phẩm phải đảm bảo không để lại dấu móc sau khi sơn hay sấy.
Móc treo sản phẩm cần phải đảm bảo độ chắc, sạch và khả năng dẫn điện tốt.
Sản phẩm treo lên cùng lúc phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ 100 – 200 mm, tùy theo kích thước sản phẩm.

Tiến hành quá trình phun sơn tĩnh điện

Kiểm tra thiết bị phun sơn như: súng sơn, điện, hơi, vòi phun, tiếp mát, đèn chiếu sáng, quạt hút buồng phun,… trước khi thực hiện quá trình phun sơn tĩnh điện

Luôn giữ cho tay súng sơn vuông góc với vật cần sơn, đảm bảo khoảng cách từ súng sơn tới vật cần sơn là từ 10 – 15 cm đối với việc sử dụng phun tay, từ 20 – 25 cm đối với hệ thống súng phun tự động.

Đối với phun sơn tĩnh điện bằng phương pháp thủ công cần thực hiện sơn góc cạnh và sơn phía trước trước, sơn mặt phẳng và sơn phía trên sau.

Bước 3: Sấy sơn

Sau khi kết thúc quá trình phun sơn, sản phẩm sẽ được đưa vào lò sấy. Nhiệt độ sấy giao động trong khoảng 180 độ C – 200 độ C trong thời gian là 10 phút.
Cần thực hiện kiểm tra kỹ trước khi đóng lò sấy, sản phẩm cần chắc chắn, gọn gàng và ngăn nắp.
Xếp sản phẩm vào lò sấy cẩn thận không va chạm vào bề mặt đã sơn tránh làm hỏng thành phẩm.
son tinh dien la gi nguyen ly ung dung uu diem va cach phan loai 01 - Quy trình sơn tĩnh điện
Quy trình sơn tĩnh điện

Một số tiêu chí của một lò sấy sơn tiêu chuẩn:

Lò sấy đảm bảo độ an toàn, hoạt động ổn định và độ bền cao.
Hệ số cách nhiệt cao, hiệu suất sử dụng nhiệt tối ưu.
Đảm bảo đủ nhiệt độ sấy theo yêu cầu của từng loại sơn.
Lò sấy phù hợp công suất và nhu cầu thực tế.
Bảo đảm các tính năng kiểm soát nhiệt, và an toàn cao.
Đơn giản trong vận hành, dễ thay thế, dịch vụ bảo hành bảo trì uy tín

Bước 4: Kiểm tra, đóng gói thành phẩm

Kiểm tra thành phẩm sau khi sơn về các tiêu chí như: Màu sắc, độ đồng đều, độ bám dính, độ sơn phủ kín…

Đóng gói: Xác định tiêu chí đóng gói, chỉ đóng gói những sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn.

SƠN TĨNH ĐIỆN CÔNG NGHỆ CAO

CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ NHIỆT TRƯỜNG THÀNH

Hotline : 0862 070 294 – 0966 500 694

Email : conhiettruongthanh@gmail.com – thangduongduy@gmail.com

Xưởng sản xuất: đường Nguyễn Du kéo dài – Việt Trì – Phú Thọ (gần cao tốc IC7).

VPGD tại Hà Nội: Số 77 – Lai Xá – Kim Chung – Hoài Đức – Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0966 500 694
Hỗ trợ báo giá
Chat ngay