Nên sử dụng cửa chống cháy 30 phút hay 60 phút ở đâu?
Đối với các tòa nhà chung cư, ban quản lý tòa nhà phải tiến hành đánh giá rủi ro toàn diện, bảo vệ cầu thang thoát hiểm và đảm bảo lắp đặt hệ thống báo khói. Ngoài ra, các bức tường, vách ngăn và trần nhà cần được nâng cấp để đảm bảo có thể ngăn khói xâm nhập trong 30 phút.
➤ Trong nhà có bậc chịu lửa I, II, III. Sàn và trần tầng hầm, sàn móng phải làm bằng vật liệu không cháy. Các loại vật liệu này phải có giới hạn chịu lửa ít nhất 90 phút.
➤ Đối với nhà có bậc chịu lửa I, II, III từ tầng 3 trở lên, sàn của buồng thang bộ và lối đi cửa phải có giới hạn chịu lửa ít nhất 60 phút.
➤ Rạp chiếu phim, câu lạc bộ, phòng pano, khán phòng có bậc chịu lửa II, phòng khán giả, phòng chờ phải sử dụng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa ít nhất 60 phút;
➤ Sàn, trần kho thiết bị sân khấu phải sử dụng vật liệu không cháy, có giới hạn chịu lửa ít nhất 60 phút;
➤ Khi trong bệnh viện, phòng khám, phòng đỡ đẻ, phòng chiếu phim, câu lạc bộ, trung tâm văn hóa, cửa hàng… Có các gian phòng có nồi hơi và chất cháy thì nền và trần của gian phòng phải làm bằng vật liệu khó cháy, chống cháy được.
➤ Giới hạn chịu lửa của nhà có bậc chịu lửa II và bậc III ít nhất là 90 phút, giới hạn chịu lửa của nhà có bậc chịu lửa IV và V ít nhất là 60 phút;
➤ Đối với nhà có bậc chịu lửa IV, V nếu có tầng hầm và tầng trệt thì các tầng trên phải sử dụng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa ít nhất 60 phút;
➤ Hội trường, phòng tiếp khách, phòng hội nghị nếu có tầng hầm hoặc mái che thì hàm mái phải làm bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa ít nhất 60 phút.
Mặc dù cửa chống cháy có nhiều lợi ích, nhưng chúng không phải được lắp đặt ở bất cứ đâu. Để tiết kiệm chi phí, bạn chỉ cần lắp đặt ở một số vị trí nhất định mà vẫn an toàn khi có hỏa hoạn.