Nước thải công nghiệp được tạo ra từ quá trình sản xuất công nghiệp. Nó bao gồm các hoạt động sản xuất và sinh hoạt công nhân viên.
Loại nước thải này có sự đa dạng về thành phần và khối lượng phát thải. Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm loại hình công nghiệp, công nghệ sử dụng, tuổi thọ thiết bị, và ý thức cán bộ nhân viên.
Nước thải công nghiệp phát sinh từ nguồn nào?
Tùy theo quy định riêng của từng quốc gia hoặc địa phương, và cụ thể ở nước ta theo khoản 2 điều 2 của Nghị định 154/2016/NĐ-CP, nước thải công nghiệp được định nghĩa là nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất sau đây:
➤ Hoạt động sản xuất trong các nhà máy sản xuất bia và nước giải khát.
➤ Hoạt động trong nhà máy sản xuất mực in, các cơ sở dệt nhuộm và may mặc, là những loại nước thải rất khó xử lý triệt để.
➤ Nước thải từ các hoạt động của trạm trộn bê tông.
➤ Nước thải từ các nhà máy chế biến cà phê.
➤ Các cơ sở sản xuất sơn và phun sơn.
➤ Ngành dịch vụ lò hơi.
➤ Các cơ sở xi mạ kẽm và xi mạ crom.
➤ Các cửa hàng, tiện ích và dịch vụ giặt ủi.
➤ Nhà máy sản xuất mì ăn liền.
➤ Nước thải ra từ nhà máy sản xuất sữa.
➤ Nhà máy sản xuất giấy.
➤ Các cơ sở sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy hải sản.
➤ Nước thải từ cơ sở chăn nuôi hoặc giết mổ gia súc.
➤ Nước thải từ các máy sản xuất linh kiện điện tử.
➤ Nhà máy gia công kim loại, cơ khí và luyện kim.
➤ Nhà máy sản xuất hóa chất, dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, văn phòng phẩm, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng và nhiều ngành công nghiệp khác.
Ngoài ra, nước thải công nghiệp còn bao gồm nước thải sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của công nhân làm việc trong các nhà máy công nghiệp và khu công nghiệp. Đây là nước thải được thu gom từ nhà tắm, nhà vệ sinh được đưa vào hệ thống xử lý nước thải.
Các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp hiện nay
Mỗi một loại nước thải khác nhau phải sẽ có những phương pháp xử lý nước thải khác nhau tùy theo tỉ lệ, nồng độ, tính chất của các chất ô nhiễm có trong nước thải
Giải pháp hoá học
Giải pháp hóa học được áp dụng phổ biến trong quá trình loại bỏ tạp chất và hóa chất độc hại tồn tại trong phần lớn các loại nước thải từ nhà máy, xí nghiệp.
Phương pháp này có những ưu điểm như hiệu quả nhanh chóng, dễ sử dụng, dễ vận hành và quản lý. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là giá thành khá cao và có thể tạo ra chất gây ô nhiễm thứ cấp trong quá trình xử lý.
Giải pháp hóa học thường được sử dụng để xử lý nước thải trong các nhà máy xi mạ kẽm, mạ crom (kim loại nặng), nhà máy dệt nhuộm, nhà máy sản xuất mực in và đặc biệt là để xử lý amoni trong nước thải.
Ngoài ra, phương pháp hóa học cũng được sử dụng để xử lý những loại nước thải chứa nhiều tạp chất, có nồng độ axit cao, nhiều chất bẩn.
Giải pháp sinh học
Phương pháp sinh học sử dụng vi sinh vật để loại bỏ các hợp chất hữu cơ độc hại có trong nước thải. Các vi sinh (hiếu khí và kỵ khí) đã có sẵn trong nước thải hoặc được thêm vào trong quá trình xử lý.
Các hợp chất hữu cơ độc hại trong nước thải như dạng keo, dạng dung dịch và huyền phù là nguồn thức ăn cho các vi sinh vật.
Do đó, phương pháp sinh học đặc biệt hiệu quả đối với các nguồn nước thải chứa các hợp chất này.
Hiện nay, có nhiều công nghệ xử lý nước thải áp dụng phương pháp sinh học, tùy thuộc vào thành phần hóa chất có trong từng loại nước thải và tiêu chuẩn đầu ra của nước thải, ta có thể lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp.
Giải pháp cơ học
Các phương pháp được sử dụng để loại bỏ hóa chất có kích thước và tỉ trọng lớn trong nước thải được gọi chung là phương pháp cơ học.
Có nhiều loại công nghệ xử lý nước thải áp dụng phương pháp cơ học này, và được ứng dụng rất rộng rãi trong các ngành sản xuất công nghiệp khác nhau, như ngành sản xuất như giấy, sơn, xi mạ kẽm, xi mạ crom và các ngành sản xuất sản sinh ra nước thải chứa kim loại nặng.
Giải pháp hoá lý
Về cơ bản, xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý là áp dụng các quá trình vật lý và hóa học có tác dụng lược bỏ bớt các chất ô nhiễm có trong nước thải.
Đối với các hóa chất độc hại với môi trường mà không thể lược bỏ ra khỏi nước thải bằng cách sử dụng bể lắng thì chúng ta thường áp dụng các phương pháp vật lý và hóa học để xử lý nước thải.
Giải pháp điện hoá
Phương pháp này sử dụng hai dạng năng lượng là điện và hóa học để lược bỏ một cách triệt để các hóa chất độc hại với môi trường trong nước thải. Phương pháp này dù có hiệu quả cao nhưng nếu muốn áp dụng thì cần có sự hiểu biết nhiều về mặt công nghệ kỹ thuật cũng như cách thức vận hành.