Một số hệ thống xử lý nước thải được áp dụng phổ biến hiện nay
Dưới đây là một số hệ thống xử lý nguồn nước thải được áp dụng phổ biến hiện nay. Từ đó, giúp bạn có được sự lựa chọn hệ thống xử lý phù hợp. Nhằm mang đến hiệu quả tốt và giúp giảm chi phí đầu tư. Cụ thể:
Xử lý bằng hệ thống điều lưu
Đây là quá trình giúp kiểm soát hoặc giảm thiểu các đặt tính có trong nước thải. Quá trình được thực hiện theo chu trình tích trữ nước thải vào bể lớn. Sau đó, tiến hành bơm định lượng chúng vào bể kế tiếp. Với cách xử lý nước thải bằng hệ thống điều lưu sẽ giúp tạo điều kiện tốt hơn cho các quá trình xử lý kế tiếp.
Xử lý nước bằng hệ thống trung hòa
Với loại nước thải có độ pH cao, không thể thải trực tiếp ra môi trường. Cũng như không thích hợp áp dụng quá trình xử lý sinh học. Thế nên, nước thải có chứa nồng độ PH cao, cần áp dụng hệ thống trung hòa.
Hiện có nhiều cách xử lý nước bằng hệ thống trung hòa được áp dụng như: Trộn lẫn nước thải có pH acid với loại nước thải có pH bazơ; Trung hòa nước thải Acid; Trung hòa nước thải kiềm…
Xử lý bằng công nghệ keo tụ và tạo bông cặn
Cách xử lý nước thải này giúp kết tụ các hạt keo và các chất rắn lơ lửng. Nhằm tạo thành những hạt, những bông cặn có kích thước lớn. Từ đó, giúp việc loại bỏ bằng quá trình lọc, lắng cặn dễ dàng hơn.
Trong nước thải thường có chứa các hạt keo, hạt keo này có mang điện tích (thường là điện tích âm). Với công nghệ tụ keo, các kỹ sư môi trường thường sử dụng: Muối, sắt hoặc nhôm có hóa trị 3. Với chất tạo bông tụ thường sử dụng các chất hữu cơ cao.
Xử lý bằng hệ thống kết tủa
Đây là cách giúp loại bỏ nhanh chóng các kim loại nặng ra khỏi nước thải. Tuy nhiên, trước quá trình kết tủa, cần loại bỏ các chất ô nhiễm khác. Vì chúng có thể làm cản trở quá trình kết tủa. Trong hệ thống kết tủa các kim loại nặng sẽ kết tủa dưới dạng Hydroxide. Để quá trình kết tủa hoàn thành kỹ sư sẽ cho thêm thành phần base vào nước thải. Điều này, giúp nước thải đạt đến ngưỡng PH nhất định. Đây là độ mà các kim loại nặng cần phải loại bỏ.
Công nghệ tuyển nổi xử lý nước thải
Công nghệ này được ứng dụng để loại bỏ các chất nổi trên mặt nước thải như: Chất rắn lơ lửng, bụi, dầu, mỡ… Trong bể tuyển nổi còn kết hợp công nghệ cô đặc và loại bỏ bùn. Dòng nước thải sẽ được hòa trộn với hóa chất như: NaOH, PAC, Polymer trước khi vào hệ thống tuyển nổi.
Sau đó, dòng nước thải được hòa trộn với dòng không khí (khí mịn vi bọt). Các vi bọt khi nổi lên sẽ kéo theo các chất ô nhiễm như: Dầu mỡ, chất rắn lơ lửng nổi trên bề mặt. Sau cùng, chất thải nổi sẽ được thu gom bởi hệ thống máy thu ván bề mặt.
Xử lý bằng công nghệ xử lý sinh học hiếu khí
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí, được hiểu đó là việc sử dụng các vi sinh vật hiếu khí, giúp phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Để việc này hoạt động tốt nhất, cần phải trong điều kiện cung cấp oxy liên tục. Hiện bể xử lý sinh học hiếu khí có nhiều thiết kế khác nhau.
Nhưng bể bùn hoạt tính, là loại bể được dùng nhiều nhất. Loại bể này có nguyên tắc hoạt động là: Vi khuẩn sẽ thực hiện phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Sau đó, tạo thành các bông cặn có kích thước đủ lớn để lắng dễ dàng. Tiếp tục, thực hiện quá trình lắng cơ học để tách các bông cặn sẽ ra khỏi nước thải.