Phương pháp gia công EDM là phương pháp gia công vật liệu bằng tia lửa điện. Phương pháp này được sử dụng phục vụ để gia công các vật liệu có độ cứng cao trong các ngành công nghiệp.
Phương pháp gia công này gồm 2 bộ phận gồm máy và nguồn cung cấp điện. Máy được gắn điện cực đóng vai trò như 1 con dao để tiến tới chi tiết cần gia công sinh ra lỗ chép hình dạng của dụng cụ. Khi máy sản sinh ra 1 nguồn năng lượng ở tần số cao sẽ tạo ra tia lửa điện và bóc đi 1 lớp kim loại của chi tiết. Vì do sự ăn mòn của nhiệt độ và sự hóa hơi.
Có một số loại gia công EDM là:
➤ Gia công xung định hình.
➤ Gia công vi EDM
➤ Gia công dây cắt EDM
➤ Khoan EDM
Ưu nhược điểm của phương pháp gia công EDM
Các phương pháp gia công vật liệu cơ khí thì phương pháp nào cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng biệt. Sau đây là một số ưu nhược điểm của gia công EDM.
Ưu điểm của phương pháp EDM
➤ Có thể gia công các loại vật liệu có độ cứng tùy ý. Phương pháp EDM có thể gia công các vật liệu siêu cứng như kim cương đa tinh thể; nitrit bo lập phương, vật liệu composite,…
➤ Có thể sao chép hình dạng bất kì bằng điện cực. Có thể chế tạo, phục hồi các khuôn dập bằng thép.
➤ Có thể sử dụng để chế tạo các lưới sàn, rây. Có thể gia công các loại lỗ có đường kính nhỏ, sâu.
➤ Bên cạnh đó, có thể gia cong các vật liệu dễ vỡ; mềm mà không sợ vỡ, biến dạng. Như sứ cách điện, thủy tinh,…
➤ Phương pháp gia công tia lửa điện có thể gia công khuân mẫu. Sản phẩm đòi hỏi độ chính xác cao, độ khó; độ cứng mà các loại công cụ khác không đáp ứng được.
Nhược điểm của phương pháp gia công này
➤ Phôi và cả dụng cụ đề phải được dẫn điện thì mới gia công được.
➤ Vì tốc độ cắt gọt thấp nên vật liệu trước khi gia công bằng phương pháp này cần phải gia công thô trước.
➤ Vùng làm việc có nhiệt độ cao nên rất dễ gây biến dạng nhiệt.
Ứng dụng của gia công EDM
Gia công tia lửa điện là phương pháp gia công hiện đại và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như sản xuất ô tô, xe máy, điện tử, máy bay, Y tế,… Được sử dụng để cắt dây, đục lõi, xung điện, mài phẳng, mài tròn,… Bên cạnh đó, còn được sử dụng để lấy các dụng cụ gãy, bị kẹt trong chi tiết.