Bồn composite được làm từ nhựa FRP và bao phủ bởi một lớp composite bên ngoài. Nhờ đó, thiết bị có tuổi thọ cao, có thể chống lại được sự ăn mòn của axit hoặc dung môi.
Bồn composite được đánh giá là chắc chắn, đảm bảo chất lượng khi vận hành. Do đó, nhà đầu tư hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
Kết cấu thành bồn được làm từ sợi thủy tinh nhập khẩu. Do đó, tuổi thọ của thiết bị cao, chống va đập và ăn mòn cực kỳ tốt.
Các loại bồn composite xử lý nước thải
Bồn composite được làm từ chất liệu tương tự như các loại bồn nuôi cá, bồn chứa axit khác. Tuy nhiên, để phù hợp với chức năng sử dụng, cần trang bị thêm một số phụ kiện đi kèm như ống trung tâm, máng răng cưa để phù hợp với vị trí lắp đặt và nâng cao hiệu quả.
Trên thực tế, có rất nhiều dạng bồn xử lý nước thải composite khác nhau về diện tích, hình dáng để thích hợp với các mục đích sử dụng khác nhau. Cụ thể như sau:
➤ Bồn xử lý dạng trụ tròn.
➤ Bồn composite xử lý nước thải 4 ngăn hình vuông.
➤ Bồn xử lý composite dạng trung tâm.
➤ Bồn dạng chóp nón.
➤ Bồn để trao đổi ion.
➤ Bồn dạng bồn lắng.
Đánh giá ưu, nhược điểm của bồn composite xử lý nước thải
Ưu điểm
➤ Thiết kế đơn giản, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian lắp đặt và vận hành.
➤ Độ bền cao, có khả năng chống ăn mòn, chịu nhiệt và chịu lực vô cùng tốt.
➤ Thích hợp với nhiều nguồn nước thải có tính chất khác nhau.
➤ Hạn chế tối đa nguy cơ rò rỉ.
➤ Thiết kế hiện đại, có tính thẩm mỹ cao.
➤ Giá thành tương đối rẻ, ít gặp sự cố hoặc hư hỏng khi sử dụng.
➤ Phù hợp với mọi địa hình lắp đặt.
Nhược điểm
➤ Chất liệu nhựa composite không thể tái chế.
➤ Mặc dù độ bền được đánh giá là khá tốt nhưng so với các loại bồn từ gang, thép thì vẫn chưa thể bằng.
Nguyên lý bồn composite xử lý nước thải
Ngăn thiếu khí
Ngăn này có tác dụng khử nitơ và một phần chất hữu cơ trong nước thải. Ngăn thiết khi có hệ thống phân phối khí dưới đáy bể. Nhờ đó, hạn chế nguy cơ bị lắng đọng bùn sinh học. Điều này sẽ giúp làm tăng độ đồng đều của nước thải.
Ngăn hiếu khí
Ngăn hiếu khí sử dụng các đệm vi sinh để tăng mật độ hoạt tính của bùn. Nhờ đó, các vi sinh vật hiếu khí có môi trường thuận lợi để sinh trưởng, phát triển nhanh chóng. Nhờ đó, hiệu quả xử lý chất hữu cơ cũng được tăng lên đáng kể.
Điều kiện hoạt động của ngăn hiếu khí nhờ vào hệ thống phân phối khí được lắp đặt dưới đáy bồn. Do đó, chất hữu cơ, dinh dưỡng trong nước dưới tác động của vi sinh vật sẽ chuyển hóa thành nước và khí CO2.
Ngăn làm lắng
Ngăn làm lắng có tác dụng tách các cặn, bùn phát sinh từ ngăn hiếu khí ra khỏi dùng nước. Ở đây bùn sẽ được tuần hoàn tới bể thiếu khí giúp khử đi khí nitơ trong nước thải.
Ngoài ra, ngăn lắng còn có tác dụng xử lý bùn dư ra khỏi bồn. Từ đó, duy trì hoạt tính trong bể.
Ngăn khử trùng
Tại ngăn này, người ta sẽ châm vào nước thải một lượng hóa chất theo nồng độ cho phép. Nhờ đó, tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn, kí sinh trùng và mầm bệnh trong nước thải.
Ngăn chứa bùn
Ngoài 4 ngăn ở trên thì còn 1 ngăn chứa bùn có tác dụng lưu trú bùn dư. Khi đã đạt được mức độ nhất định sẽ được thu gom lại và xử lý theo cách riêng biệt.